Lớp tiếng Anh ôn thi TOEFL cho người có cơ bản

Tiếng Anh cho người có cơ bản. Mục đích học để ôn thi TOEFL
Học phí: 190k/buổi
Số lượng học sinh: 2 học sinh
Địa chỉ học: Đường Yên sở
Các bạn gia sư tiếng anh nhận lớp vui lòng comment thông tin đầy đủ theo mẫu + số điện thoại + kinh nghiệm dạy.
Quý PH&HS có nhu cầu tìm gia sư tiếng anh có kinh nghiệm với chi phí phù hợp nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0989.322.428 để được tư vấn lựa chọn gia sư phù hợp nhất.

Lớp gia sư tiếng Anh giao tiếp cơ bản từ đầu

Tiếng Anh giao tiếp cho người học từ đầu tuần 3 buổi
học phí: 130k/buổi
địa chỉ: Mễ Trì Hạ (gần keang Nam nhé)
Thời gian học vào buổi chiều nhé!
Bạn gia sư tiếng Anh nào nhận được vui lòng comment theo mẫu trên facebook hoặc comment thông tin + số điện thoại trực tiếp nhé!

Lớp gia sư tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho 2 -3 học sinh

Tiếng Anh giao tiếp cơ bản cho 2- 3 học viên (học viên là sinh viên nữ)  học phí 150.000đ/buổi tuần 4 buổi
Thời gian học vào buổi sáng (có thể thống nhất với người học)
Địa chỉ: Nguyễn chí Thanh
Bạn nào nhận được lớp vui lòng comment trên page hoặc comment trực tiếp dưới bài viết nhé!
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ gia sư tiếng anh Hà Nội!

Tại sao nhiều trường dạy học bằng tiếng anh khó giữ giáo viên, luôn lo giáo viên nhảy việc?

Khi giỏi ngoại ngữ thì không tránh khỏi lời mời của những môi trường làm việc tốt hơn, lương cao hơn, và họ sẽ "nhảy việc".

Chưa thể dạy 100% bằng tiếng Anh

Dù chưa có danh sách các trường dạy thí điểm nhưng phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Nguyễn Bá Bình nói "Những trường chuyên trực thuộc các trường ĐH của Bộ sẽ phải thực hiện sớm hơn so với các trường ở tỉnh".

Ông Bình so sánh, về nguồn lực tài chính thì trường chuyên thuộc các trường ĐH chưa bằng các trường chuyên thuộc tỉnh, nhưng về nguồn lực giáo viên thì có lợi thế hơn. Trường ông có khoảng 70 giáo viên, trong đó có 45 giáo viên biên chế chính thức. Số còn lại là mời giảng, hầu hết là giảng viên các khoa thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Vẫn theo ông Bình, trong số 45 giáo viên cơ hữu thì số giáo viên có khả năng tiếng Anh tốt đạt 30%. Tuy nhiên, chưa thể lên lớp dạy 100% các môn nói trên bằng tiếng Anh ngay trong năm tới mà chỉ có thể triển khai ở một số chương, bài...

Hiện nay, khi tuyển dụng giáo viên, trường chú trọng đến năng lực chuyên môn và khả năng tiếng Anh.
Gia sư tiếng anh Hà Nội

Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã dạy thí điểm bằng tiếng Anh ở một số môn.

3 năm trở về trước, trường đã tổ chức câu lạc bộ các thầy có trình độ tiếng Anh hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, sau đó tổ chức các hội nghị khoa học.

Tháng 8 hàng năm là tháng hoàn toàn học tiếng Anh để thăm dò, phân lớp trình độ thành từng nhóm. Các nhóm học sinh mong muốn được nghiên cứu khoa học bằng thứ ngoại ngữ này bắt đầu đọc tài liệu, rồi làm những cứu rất nhỏ bằng tiếng Anh. Bên cạnh việc đảm bảo khung chương trình của Bộ, nhà trường tăng thời lượng học tiếng Anh cho HS.

Hiệu trưởng Nguyễn Vũ Lương nói, lúc đầu trường áp dụng dạy bằng tiếng Anh trong giảng dạy chính khoá. Nhưng nhận thấy quá nặng nên chuyển thành ngoại khoá.

Đầu tiên, giáo viên phải tham gia các buổi thảo luận bằng tiếng Anh. Với những người chưa thể dùng thứ ngôn ngữ này để dạy tốt thì nhà trường yêu cầu trong giờ dạy viết và soạn giáo trình bằng tiếng Anh.
Gia sư tiếng anh Hà Nội
Sau đó, tổ chức các lớp học tiếng Anh ngoại khóa cho học sinh. Cụ thể, buổi chiều các em học chính khoá thì buổi sáng được tham gia các lớp dạy và học bằng tiếng Anh. Mỗi tuần, các em có 4 buổi học bằng Tiếng Anh cho các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học. Thứ 6 hàng tuần là "ngày tất cả mọi người đều nói tiếng Anh".

"Trước mắt, chưa thể dạy bằng tiếng Anh trong giờ chính khóa mà các lớp học được tổ chức theo nhu cầu. Với cách làm nhà trường đang triển khai tích hợp hai yếu tố: làm sâu hơn chương trình chính khoá, và đưa kiến thức Toán, lý, hoá trong chương trình của các nước trên thế giới vào giảng dạy" - ông Lương nói.

Mỗi tuần, trường có 20 tiết dạy bằng tiếng Anh cho 5 môn nói trên, nhưng đây là công việc cực kỳ khó khăn.Hiện nay trường có khoảng 50% giáo viên các môn tự nhiên có thể giảng dạy bằng thứ ngôn ngữ này.

Riêng môn Toán, nhà trường đang yêu cầu giáo viên soạn bài và viết bằng tiếng Anh khi dạy. Sau đó là giữ lớp bằng tiếng Anh, tổ chức các thảo luận nghiêm túc để hoàn thiện dần... Và ít nhất 2 năm sau mới thoả mãn được yêu cầu của Bộ.

Tránh quá tải

Lãnh đạo các trường chuyên được hỏi đều nhìn nhận, việc dạy học bằng tiếng Anh lúc đầu người học sẽ thấy khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ có lợi.

Tuy nhiên, cần chỉ đạo của Bộ về chương trình và thống nhất về sách giáo khoa,đào tạo giáo viên ở trong và ngoài nước..

Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, dù đã triển khai việc dạy Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh nhiều năm qua, nhưng theo đại diện nhà trường, từ thực tiễn triển khai nhà trường cũng phải rút kinh nghiệm giảm thời lượng.
Gia sư tiếng anh Hà Nội
Lý do phải điều chỉnh thời lượng các môn học bằng tiếng Anh, theo ban giám hiệu trường là để học sinh không bị quá tải và đảm bảo chất lượng cần thiết cho các môn chuyên.

Còn phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam Đỗ Bá Khôi cho rằng, trong khoảng 400 tiết Toán/năm, chỉ nên dạy bằng tiếng Anh 10-20 tiết, không thể nhiều hơn.




Một trăn trở chung khác của lãnh đạo các trường chuyên, nếu triển khai dạy các môn Toán, Lý, Hóa... bằng tiếng Anh thì giáo viên thiếu rất nhiều. Trong khi đó, thầy Bình cho rằng, nếu tuyển được giáo viên có khả năng tiếng Anh thì cũng phải mất ít nhất 5 năm mới vững vàng về chuyên môn đứng lớp...
Gia sư tiếng anh Hà Nội
Do đó, cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp để giữ chân giáo viên giỏi. Bởi khi họ giỏi ngoại ngữ thì không tránh khỏi lời mời của những môi trường làm việc tốt hơn, lương cao hơn, và họ sẽ "nhảy việc".

Tại sao giáo viên dạy tiếng anh tại các trường

Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi.

Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi.

Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng GV tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo GV... không có chuẩn.

Không có biên chế, trả lương ít

Chị Nguyễn Lan Chi - phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội - cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” - chị Lan Chi kể lại và đem chuyện này nói với hiệu trưởng thì được giải thích rằng vì nhà trường không có biên chế cho GV tiếng Anh nên trường phải ký hợp đồng với GV bên ngoài. “Cô hiệu trưởng cũng cho biết thu nhập GV ngoài biên chế rất thấp, trong khi không có thêm khoản thu nhập nào khác nên rất khó thu hút được GV có chất lượng như yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra, mong các phụ huynh thông cảm chờ trường tuyển GV khác” - chị Lan Chi kể.



Khó khăn trong việc tuyển chọn GV tiếng Anh của trường tiểu học này cũng là khó khăn chung của tất cả các trường trên toàn quốc. Chế độ đãi ngộ GV tiếng Anh còn thấp là nguyên nhân quan trọng khiến các trường khó kiếm được người giỏi tham gia giảng dạy. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, cho biết vì bậc tiểu học không có biên chế GV tiếng Anh nên chi phí để chi trả cho GV là vô cùng khó khăn, phải vận dụng theo cách xã hội hóa. Trong khi đó, nhiều GV cho rằng mức chi trả cho công tác xây dựng chương trình biên soạn giáo khoa, tài liệu giảng dạy, lương hợp đồng của GV quá thấp, không phù hợp thực tiễn. Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, thừa nhận chế độ đãi ngộ với GV thấp do tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc ở bậc tiểu học trong khi biên chế GV bậc này rất ít. Số tiết chuẩn 18 tiết/tuần nhưng thực tế có GV dạy 30-40 tiết/tuần.

Đào tạo chuẩn quốc tế theo kiểu... Việt Nam!

Theo thống kê mới nhất của Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, sau 3 năm triển khai đề án (2011-2013), tổng hợp báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy tỉ lệ GV tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo quy định vẫn rất cao. Cụ thể, gần 75% GV tiếng Anh tiểu học và gần 90% GV tiếng Anh THPT chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ. Theo PGS-TS Phan Quế, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy nếu chiểu theo khung chuẩn châu Âu thì bậc THPT có tới 98% GV chưa đạt yêu cầu. Yêu cầu đặt ra là GV phải có trình độ C1 nhưng hiện nay tuyệt đại đa số GV mới chỉ đạt chuẩn trình độ ở mức độ B1 và B2.

Tại TPHCM, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết qua khảo sát sơ bộ, tỉ lệ GV tiếng Anh ở bậc tiểu học, THCS, THPT chưa đạt chuẩn ở TP chiếm khoảng 50%. Ông Chương cho rằng tỉ lệ GV không đạt chuẩn là vấn đề “lịch sử để lại” vì từ trước đến nay chuẩn của GV tiếng Anh lại là chuẩn Việt Nam, nay ngành GD-ĐT áp dụng chuẩn châu Âu, tức chuẩn quốc tế, thì nhiều GV không đạt là dễ hiểu.

TS Đặng Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam, cũng không bất ngờ trước tỉ lệ GV tiếng Anh không đạt chuẩn. Theo ông Hùng, từ sau 1975 đến nay, đầu ra của giáo sinh ngành tiếng Anh ở các trường ĐH chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì nghiễm nhiên ra trường làm GV. “Đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì vênh là phải”.
Trung tâm gia sư tiếng anh Hà Nội sưu tầm nguồn internet. Mời quý bạn đọc tham khảo!

Học viên học tiếng anh giao tiếp cần đặc biệt chú ý những điều sau đây

Tự học Anh văn giao tiếp tại nhà là phương pháp được nhiều người lựa chọn do không có điều kiện đi học một lớp học tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn học tập chăm chỉ, có quyết tâm cao, bạn sẽ đạt được hiệu quả. Bài viết dưới dây sẽ giới thiệu cho các bạn các bước để tự học Anh văn giao tiếp hàng ngày hiệu quả.

1. Học phát âm

Trong giao tiếp tiếng Anh, phát âm chuẩn là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của đa số người học tiếng Anh giao tiếp là phát âm không chuẩn. Trên thực tế, học phát âm là một phần cực kì quan trọng vì phải phát âm đúng, người nghe mới nghe và hiểu được mình nói gì. Đối với những người bắt đầu học tiếng Anh, nếu phát âm sai ngay từ đầu thì sẽ rất khó sửa.
Để học phát âm chuẩn, bạn cần học bắt đầu từ những nguyên âm, phụ âm sau đó mới học phát âm từ mới. Đối với những người tự học Anh văn giao tiếp, nên giữ bên mình một cuỗn từ điển bỏ túi và tập thói quen luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp 1 từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Bạn cũng có thể tra từ điển online trên những trang chuẩn như Oxford dictionary, Cambridge Dictionary. Bên cạnh đó, hãy để ý phát âm của người bản ngữ, chú ý cách lên giọng, trọng âm, hay âm cuối s,z…
2. Học từ vựng

Có một lưu ý khi học từ vựng là đừng học từ vựng riêng lẻ mà hãy học theo cụm. Ví dụ học từ “end” phải học trong nhóm từ “in the end” hoặc “at the end”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng. Chúng ta cũng nên học từ vựng theo chủ đề cho dễ nhớ. Ví dụ chủ đề Môi trường: environment (môi trường), destroy sth (phá hủy cái gì đó), endangered species (các loài đang gặp nguy hiểm), contamination (ô nhiễm), cut down (chặt phá)…
Khi tự học Anh văn giao tiếp, chúng ta có một cách hiệu quả để nhớ từ vựng đó là vận dụng nó càng nhiều càng tốt. Mỗi khi bạn học được 1 từ mới, hãy dùng ngay nó vào cuộc sống hàng ngày. Ví dụ khi học từ table là cái bàn thì khi nhìn thấy cái bàn chúng ta sẽ gọi nó là table, các từ khác cũng vậy. Chúng ta cũng có thể đưa ngay vào những status facebook hàng ngày của mình, hay trong điện thoại, tin nhắn.

Nếu bạn là người hay ghi chép, hãy sắm cho mình một quyển sổ tay nhỏ xinh để ghi từ vựng hàng ngày. Còn nếu bạn có một chiếc điện thoại thông minh, sao không thử ghi từ mới lên màn hình nền của chiếc điện thoại. Mỗi lần mở điện thoại ra là một lần chúng ta nhìn thấy từ vựng đó, chắc chắn sẽ nhớ rất lâu.

Một số sách học từ vựng hay mà các bạn có thể tham khảo đó là: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper – Intermediate Students.

3. Học nói
Để chứng tỏ khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình, gia sư tiếng anh giao tiếp khuyên bạn phải chứng minh được khả năng nói tiếng Anh thành thạo. Khi chúng ta học tiếng Anh, hay bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, mục tiêu cuối cùng là để giao tiếp. Do đó, không cần quá vội vàng, phải kiên trì từng bước một. Chúng ta nên học từ vựng, ngữ pháp, trước khi học nói.

Với phần lớn mọi người thì quá trình tự học Anh văn giao tiếp nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ. Tất nhiên các bạn có thể rút ngắn thời gian bằng cách học cùng lúc các kiến thức nói trên nếu muốn học tiếng Anh cấp tốc.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để nâng cao khả năng nói tiếng Anh khi không có điều kiện sống và học tập trong môi trường tiếng Anh:
- Đọc theo các hội thoại có sẵn trong một số sách dạy nghe như Tactics for listening. Vì sao? Nếu nghiên cứu sách trên, bạn sẽ thấy rằng các chủ điểm trong sách này rất gần gũi với cuộc sống như Education (giáo dục); Office (Văn phòng); Entertainment (giải trí); Sports (Thể thao) … Vậy thì việc bạn kết hợp nghe và sau đó là đọc theo tapescript sẽ giúp bạn vừa tăng khả năng nghe, vừa học cách phát âm và ngữ điệu nói, vừa dạy bạn cách đối đáp trong các tình huống giao tiếp cơ bản và thường gặp hàng ngày. Thỉnh thoảng hãy thử ghi âm bài nói của mình và nghe lại để tìm cách sửa chữa nhé.
- Tham gia CLB tiếng Anh khoảng 1-2 buổi/tuần
Thông thường, các CLB sinh hoạt theo các Chủ đề khác nhau, có kết hợp các hoạt động thảo luận, thuyết trình, trò chơi hợp lý và thú vị. Đến với các CLB tiếng Anh, các bạn sẽ tìm được những người chung sở thích và mục đích, và cùng nhau luyện tập để tiến bộ. Đây cũng là một cách học nói đơn giản và đỡ tốn kém nhất đối với người tự học Anh văn giao tiếp.
4. Học nghe

Đối với người tự học Anh văn giao tiếp nói riêng hay người học tiếng Anh giao tiếp nói chung, để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau:

Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng từ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài.
Tuyệt đối không xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài.
Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.

Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể như nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh … Một số kênh TV các bạn có thể theo dõi hàng ngày, vừa thú vị, vừa bổ ích đó là: Starword, Starmovies, HBO, KBS World (phụ đề tiếng Anh), NHK, Arirang, BBC, CNN.

Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Anh ngày nay mà gia sư tiếng Anh Hà Nội khuyên bạn cần lưu ý, đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi.

Trên đây là một số lời khuyên của gia sư tiếng anh cho các bạn muốn tự học Anh văn giao tiếp tại nhà, hy vọng giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn tự học Anh văn giao tiếp thành công và có thể giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo.

Toàn bộ quá trình ôn thi đại học môn tiếng Anh "Chia sẻ của sinh viên Đại Học Ngoại Thương"

Nhận thấy bài viết chia sẻ của bạn Nguyễn Viết Thủy sinh viên Đại Học Ngoại thương thật sự chất lượng và cần thiết cho những bạn đang ôn luyện thi đại học môn tiếng Anh. Hôm nay gia sư tiếng Anh Hà Nội trích bài viết chia sẻ đến các bạn học viên của trung tâm gia sư Hà Nội tham khảo.
 Anh là Nguyễn Viết Thủy, sinh viên K51 Đại học Ngoại thương. Với mong muốn truyền tải và chia sẻ tới các em những kinh nghiệm, những mẹo học và ôn thi hiệu quả, đi vào trọng tâm để đạt được mục tiêu tốt nhất. Không phải cày ngày, cày đêm đến tận 2,3h sáng, không phải chạy lò luyện thi này, chạy lớp học thêm kia suốt cả ngày mà hiệu quả chẳng đáng được bao. Vì vậy rất mong muốn các em hãy dành chút thời gian để đọc những chia sẻ, những kinh nghiệm của mình cũng như những người bạn của mình để có chút gì cho việc học tốt hơn. Mọi thứ chỉ là nền tàng, chưa chắc là sẽ phù hợp hết hoàn toàn nhưng mong muốn nó sẽ giúp các em tạo được chút gì đó trong việc xây dựng được cách học tốt nhất.


Nếu như khi ôn thi các môn Toán, Lý, Hóa thì anh chia sẻ với các em rằng: Không phải cứ "trâu bò" chăm chỉ là sẽ được thì với môn này thực sự anh phải nhấn mạnh với các em rằng: CỨ CHĂM CHỈ VÀ KIÊN NHẪN LÀ SẼ TỐT. Tuy nhiên chăm chỉ nhưng nếu có đôi chút kinh nghiệm gì cho ta trong quá trình học cũng sẽ tốt phải không các em ;-).

Đương nhiên nếu các em thi Ielts hay TOEIC, TOEFL thì nó lại là một chuyện khác :)). Nhưng đây là chúng ta ôn thi ĐẠI HỌC nên cần phải biết rằng chúng ta NÊN học cái gì :D

Dưới đây là tổng hợp chia sẻ những kinh nghiệm xương máu đến từ các "superman" đã đạt được điểm số gần như tối đa của môn này trong kì thi Đại học. Cùng đọc để tìm hiểu thêm nhé các em :D

---------Nguyễn Viết Thủy, sinh viên K51 Đại học Ngoại thương --------

Trùm sò “dự văn án”: “Tớ và bạn tớ đã học và ôn môn…để thi Đại học như thế nào”
BEGIN....

Bạn tớ đã học và ôn môn tiếng Anh để thi Đại học như thế nào?

Phần I: Luyện công - rèn các dạng để tăng công lực

Trước hết cần nói rõ: Học TA là cả 1 quá trình mưa dầm thấm lâu. TA là ngôn ngữ nên ko thể học sổi, học thuộc lòng. Có thể thấy TA là 1 môn cực hiếm thí sinh được điểm tuyệt đối dù là môn trắc nghiệm và có đáp án rõ ràng như các môn Toán, Lý, Hóa :)). Vì TA nói 1 cách đơn giản là ngôn ngữ, hơn nhau ở chỗ biết nhiều hay biết ít và sẽ ko bao h có thể đoán đề trước. Tuy nhiên, nếu như có nền tảng, tích lũy thì đương nhiên cái “biết “ đó sẽ giúp chiến thắng đến 80% rồi :D.
80 % này phụ thuộc vào sự chăm chỉ, nỗ lực, bền bỉ còn 20% còn lại sẽ là năng khiếu + may mắn. Vì thế chủ quan mình nghĩ những gì mình viết sau đây sẽ hợp hơn với những e 96 ĐÃ & ĐANG rất bền bỉ với môn Tiếng Anh hay những e 97 đang nung nấu dự định ôn thi trc khi vào lớp 12 :D. Với mình ko có thứ gọi là cấp tốc đối với Tiếng Anh và nó sẽ ko đúng với tất cả. Thế nên các em đừng mong rằng cứ để đó rồi đến lúc còn 1, 2 tháng rồi lao vào mấy lớp gọi là: "luyện thi cấp tốc, điểm cao trong tầm tay nhé" :))

Ta cần nắm được cấu trúc đề thi của môn Tiếng Anh để có được chiến lược học tốt nhất, ưu tiên đầu tư phần nào nhất :D

Cấu trúc của đề thi môn tiếng Anhcó 80 câu, thông thường được phân bổ như sau:
1. Phần ngữ âm: 5 câu bao gồm các phần:
Trọng âm từ (chính/phụ)
Trường độ âm và phương phức phát âm.

2. Ngữ pháp, Từ vựng: 15 câu bao gồm:
Danh từ/ động từ (thời và hợp thời) /đại từ/ tính từ / trạng từ/ từ nối/ v.v… 7 câu
Cấu trúc câu 5 câu
Phương thức cấu tạo từ/sử dụng từ (word choice/usage) 6 câu
Tổ hợp từ / cụm từ cố định / động từ hai thành phần (phrasal verb) 4 câu
Từ đồng nghĩa / dị nghĩa 3 câu

3. Chức năng giao tiếp: 5 câu bao gồm:

Từ / ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản… (khuyến khích yếu tố văn hóa) 5 câu

4. Kỹ năng đọc: 30 câu bao gồm:

Điền từ vào chỗ trống:(sử dụng từ / ngữ; nghĩa ngữ pháp; nghĩa ngữ vựng); một bài text độ dài khoảng 200 từ. 10 câu
Đọc lấy thông tin cụ thể/đại ý (đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa…) một bài text, độ dài khoảng 400 từ, chủ đề 10 câu
Đọc phân tích/đọc phê phán/tổng hợp/suy diễn; một bài text khoảng 400 từ. 10 câu

5. Kỹ năng viết: 15 câu bao gồm:


Phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết). 5 câu
Viết gián tiếp. 10 câu

Cụ thể các vấn đề kiểm tra viết có thể bao gồm:

- Loại câu.

- Câu cận nghĩa.

- Chấm câu.

- Tính cân đối.

- Hợp mệnh đề chính - phụ

-Tính nhất quán (mood, voice, speaker, position…)

- Tương phản.

- Hòa hợp chủ - vị - Sự mập mờ về nghĩa (do vị trí bổ ngữ…)



Vậy ta cần luyện công cho các phần như thế nào đây? :D



Theo đánh giá của bản thân mình thì: 3 dạng sau là những dạng chủ chốt của đề và thường khó nhất:


Bài đọc hiểu ( Reading comprehension);
Bài văn chọn từ điền vào chỗ chấm (Cloze test);
Bài chọn ĐA phù hợp với các câu đơn (Multiple choice).

Bởi vậy lời khuyên của mình dành cho các bạn: nên đầu tư thời gian học cho các phần này hơn :D



3 dạng này chúng rất có liên quan đến nhau và nên mình khuyên các bạn nên làm 3 thứ cùng lúc thì sẽ tốt và đỡ tốn nhiều thời gian khi học từng dạng một hơn :))



Hồi ôn ti, bạn bè đi học thêm hết còn mình chỉ ngồi nhà làm sách. Sáng thì làm BT chọn câu đơn, chiều thì làm BT bài đục lỗ (mình quen gọi bài tập điền vào chỗ chấm là thế :)), tối lại làm BT đọc hiểu. Mình quy định số bài mỗi ngày rồi làm nghiêm túc không dùng từ điển như đi thi thật, và hạn chế thời gian :D. Ví dụ: 1 bài đọc hiểu chỉ làm tối đa 10p. Sau đó thì so đáp án, chấm bút đỏ ghi điểm rõ ràng và đánh dấu câu sai. Cuối cùng, quan trọng nhất ngồi dò lại từng câu để xem tại sao mình lại sai.
Một số chú ý mình khuyên các bạn nên nhớ:
1. Nhớ tra kĩ từ mới, cấu trúc và nghiền ngẫm ý nghĩa của câu, đoạn hay tìm ra điểm rất troll trong câu hỏi đọc hiểu chẳng hạn :)).
2.Ghi chú bên cạnh và ghi ra cả 1 quyển sổ để dễ học, có hệ thống vì sẽ rất mất thời gian khi lục lại sách vở để tìm cấu trúc. Hồi đó mình chăm quyển sổ ghi chú rất kĩ như từ mới ghi mực xanh, cấu trúc mới ghi mực đỏ thỉnh thoảng vẽ vời nên mỗi khi học thấy rất hứng.Đặc biệt là cảm giác nhìn quyển sổ dày lên từng ngày rất awesome :v. (Nhớ là phải tra rõ ngọn ngành lỗi sai của mình nếu ko thì coi như công làm bài cũng chẳng để làm gì.Nó sẽ trôi tuốt đi ngay lập tức. Ghi sổ r nhưng cũng nhớ là phải chăm chỉ xem lại ko thì nó cũng trôi tuốt dù với tốc độ chậm hơn =)).
3. Có thể thây việc làm nhiều bt chọn ĐA đơn sẽ bổ trợ rất tốt cho bài chọn từ điền vào chỗ chấm và cả bài đọc hiểu và ngược lại. Vì thực tế bài văn thì tạo nên từ những câu văn, và những câu văn đc lấy ra từ bài văn. Nhiều hôm mình đã rất sướng khi làm 1 bài văn điền từ bắt gặp ngay cụm mà sáng vừa làm bt câu đơn bị sai , hay thỉnh thoảng gặp trong bài đọc hiểu vài cụm mà mình cóp nhặt từ bài điền từ vì thấy nó hay.:D. Hơn nữa, bài đọc hiểu thi ĐH sẽ rất troll chứ ko phải như bài hồi cấp 2 đọc câu hỏi rồi thấy nguyên câu trả lời trong bài mẫu. Mà thời gian khá ngắn nên làm nhiều sẽ giúp kĩ năng làm bài đọc lên về tốc độ đọc, khả năng phán đoán, khả năng làm chủ thời gian . ( Hãy thử tưởng tượng lần đầu tiên bạn đọc bài đọc hiểu Tiếng Anh mất rất nhiều thời gian chưa kể đến làm cả câu hỏi phía dưới nhưng dần dần sẽ thấy nhẹ nhàng hơn).



4. Nhớ luyện theo cấp độ từ dễ đến khó nhé. Sau khi làm bài đọc, chọn 1 số từ mới chủ chốt và ghi nghĩa ra . Đừng ghi hết vì nó ko cần thiết và chắc chắn là bạn cũng sẽ ko học đâu. Kiên trì học theo pp này sẽ thấy vốn từ cũng như kĩ năng của mình lên rất nhanh.
Về phần trọng âm mình có lưu ý cho các bạn:
Tìm trọng âm là một trong những nội dung thi mà thí sinh thường phạm lỗi. Để ôn tập tốt cho phần này, ngoài việc chú trọng phát âm đúng tất cả các từ mới ngay từ đầu bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần theo mẫu, ta cần chú ý đến hệ thống dấu nhấn của các từ có từ hai âm tiết trở lên.
Các từ trong tiếng Anh có thể chia làm hai loại, một loại có dấu nhấn không có quy luật, cần phải thuộc lòng. Tuy nhiên, rất may mắn là trong tiếng Anh có một số quy luật nhấn phổ biến liên quan đến các suffix (phần gắn thêm ở cuối từ để tạo ra từ mới). Vì vậy, cách ôn tập tốt nhất cho phần này là kết hợp với việc ôn tập từ vựng :D
Hai phần đọc hiểu và viết: Những phần này không dễ cho bạn có trình độ trung bình. Bài đọc trong phần đọc hiểu môn Anh văn trong kỳ thi ĐH thường có độ dài 200-250 từ, xoay quanh các đề tài thông thường liên quan đến khoa học kỹ thuật, y học, sức khỏe, môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế, đôi khi có cả các vấn đề thời sự và chính trị nữa :D
Để làm tốt phần đọc hiểu, các bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) mà còn cần có kiến thức xã hội tổng quát. Một kinh nghiệm tốt khi ôn thi là chú trọng đọc về những sự kiện đang diễn ra xung quanh và chuẩn bị đọc về những đề tài tương tự :))
Những quyển sách kĩ năng mà minh dùng tất cả là của thầy Vĩnh Bá trong Tủ sách ôn thi ĐH:
- 272 bài trăc nghiệm Tiếng Anh ôn thi Đại Học ( Mutiple choice cloze Test )- Vĩnh Bá : (bìamàu xanh lá cây).Highly recommend
- Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi Tiếng Anh lớp 12 : Quyển này tái bản rất nhiều lần với nhiều màu bìa :3, thày viết từ lâu nên hơi cũ có cả phần tự luận, dịch xuôi ngược nhưng vẫn rất hay. Quyển này mình chỉ làm phần Multiple choice câu đơn thôi.
- Chuyên đề trắc nghiệm kĩ năng đọc hiểu ( English Reading comprehension skills): Quyển này cũng tạm ổn dù mấy bài đọc đầu hơi chán. Nhưng làm hết cả quyển vs thái độ nghiêm túc thì rất ổn.
- Câu hỏi Chuyên đề trắc nghiệm từ vựng Tiếng Anh : Quyển này cũng hay, nhưng từ nhiều và hơi khó.
Nhìn 4 quyển hơi dày nhưng cố làm hết nhé. Đặc biệt nên tận dụng mùa hè khi bài vở các môn phụ chưa có. Ngoài ra thì cũng làm thêm cả những kĩ năng khác như chọn lỗi, đòng nghĩa trái nghĩa... và làm học sinh ngoan làm hết bài tập thầy cô giáo giao cho.

Phần II. Luyện chưởng - luyện đề- luyện đề thôi \m/

Giai đoạn luyện đề tốt nhất theo mình đó là khoảng thời gian còn 3 tháng trước khi thi :D.



Sau khi luyện các kĩ năng riêng giờ đến lúc vận dụng. Làm càng nhiều càng tốt. Đông tây kim cổ , nam bắc đề thi thử của các trường :)). Hồi đó mình mua các sách đề thi và tải đề trên mạng ở violet.vn. Cá nhân mình thấy đề TA trên mạng và đặc biệt là đề của các Trường Chuyên hay và khó hơn so vs trường thường .Nên hồi đó down rất nhiều đề của các trường chuyên có tiếng và làm kết hợp với sách coi như thỉnh thoảng đổi khẩu vị. =))
Trong quá trình làm vẫn nguyên tắc cũ: không từ điển, thái độ nghiêm túc và nhất định chỉ làm trong 60 PHUT, có xem lại tử tế sau đó so đáp án, chấm điểm cẩn thận ghi điểm rõ ràng. Để nhảy tâng lên khi điểm cao hay gào rú hoang mang khi điểm thấp :D. Sau mỗi đề thi, lại ngồi tra lại lỗi sai rõ ràng để rút kinh nghiệm như làm ở giai đoạn trước. Phải tra lỗi sai cẩn thận 1 đề vừa làm rồi mới chuyển sang đề mới. Đừng ham số lượng mà bỏ qua chất lượng nhé :)). Khi thấy yếu 1 kĩ năng nào đó có thể kết hợp làm thêm sách kĩ năng.
Hơi ngoài lề 1 tí, nhưng với mình, khi làm 1 đề Tiếng Anh mình luôn cố gắng làm trong 1 điều kiện tốt nhất. Ví dụ khi đầu óc minh mẫn, bấm giờ đầy đủ, chuông đt tắt. Mình thấy bạn mình nhiều đứa hay mang đề lên lớp khoanh trong giờ học, hay giờ ra chơi hay vừa chém gió vừa khoanh, như thế rất phí 1 cái đề hay và sẽ khiến bản thân khó đánh giá được tình trạng. Nhiều hôm đặt mục tiêu tối phải làm đc 1 đề nhưng vì mệt hay đầu óc ko đc tỉnh táo nên chuyển hướng chỉ làm bài đọc hay sách kĩ năng. Có 1 việc trước khi làm đề mình luôn làm đó là nhắc nhở bản thân là mục tiêu đc mấy điểm và chỉ được sai bao nhiêu câu. :D. Như thế dù sao cũng có cái gì gọi là định hướng và có động lực hơn. Khi làm xong, chấm điểm và đếm số câu sai để xem chệch mục tiêu ko. Sẽ vô cùng đau lòng và đau lòng hơn khi có 1 số câu biết mà vẫn sai/ nhìn nhầm/khoanh nhầm ...Theo mình gọi đó là sai ngu và sẽ cộng thêm số câu sai ngu vào điểm an ủi để nhắc nhở bản thân ko đc sai thế nữa.
Một số tài liệu mình hay dùng :D
Tài liệu ôn thi đại học TA- Vĩnh BÁ
Giải tốt 25 đề thi môn TA theo cấu trúc của bộ GD- Nguyễn Thị Hồng Nhung, PhD Hoàng Thị Lệ M.A (bìa có hình mũi tên vàng cam )
Bộ đề thi trắc nghiệm khách quan Tiếng Anh- Hoàng Thị Lệ M.A (bìa xanh da trời)
Nguồn đề vô cùng phong phú và vô tận trên internet đặc biệt là trên violet.vn

Hồi mình học đề TA cũng chỉ có vài quyển như kia thôi. :D. Bây giờ có lẽ nguồn sách đã phong phú hơn rất nhiều. Nhưng cần đọc kĩ sách trước khi mua vì có 1 số quyển viết rất chán và đề không sát đặc biệt là phần bài đọc hiểu. Tránh tình trạng thấy bạn bè mua nhiều sách quá nên cũng hoang mang xong thành ra chất đống mà ko dùng hết nhé :)).

Phần III. Chiến đấu - Những chú ý để công phá đề thi tốt nhất.

Có một điều thú vị là có một số bạn kiến thức rất tốt nhưng nhiều khi đi thi điểm lại không được cao bằng một số bạn học khá. Vậy nguyên nhân là tại sao vậy???? :D

Nên nhớ rằng đề thi chỉ có 90' và ta phải giải quyết đến 80 câu trắc nghiệm. Nghĩa là trung bình mỗi câu ta chỉ được phép sử dụng hơn 1 phut để giải quyết xong câu ấy. Và đương nhiên mức độ câu cũng không phải là giống nhau. Có câu ta chỉ nhìn cái là chọn được đáp án luôn nhưng có câu thì thậm chí mất gần chục phút cũng chẳng làm được đâu =)). Trong khi điểm của hai câu khó -dễ bằng nhau. Vậy nên ta cần phải biết chọn món ngon mà ăn nhé :D.



* Ta cần xác định câu hỏi bẫy của đề thi:



Thông thườngrong bài thi thường xuất hiện 5-8 câu hỏi bẫy chiếm tỉ lệ 8-10% số lượng câu hỏi trong bài thi. Câu hỏi của bài thi không đơn giản như vẻ ngoài của nó, các câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải tư duy và trang bị tốt cho mình kiến thức để làm bài. Các câu hỏi bẫy chủ yếu nằm ở phần cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, tìm lỗi sai. :D

Nó thường là các câu hỏi mẹo và gây nhầm lẫn cho các thí sinh trong quá trình làm bài. Trên thực tế, các câu hỏi này không khó nhưng lại gây sự nghi ngại cho các thí sinh khi lựa chọn đáp án đúng. Vì vậy nếu gặp một câu có sự nghi ngại khi chọn đáp án, mình khuyên các bạn nên quả qua và đánh dấu câu đó kèm theo những đám án mình đang băn khoăn vào, khi giải quyết được các câu hỏi "ngon" kia thì ta sẽ quay trở lại làm, tránh làm mất thời gian nhiều vào những câu hỏi đó.

* Cần chiến gọn bài đọc hiểu

Đề thi Tiếng Anh thường có từ 1 đến 2 bài đọc hiểu, chiếm tỷ lệ điểm từ 20-30% tổng điểm toàn bài. Do đó, để tránh bị mất điểm oan, mình có vài lời khuyên đến cho các bạn:


Đừng cố tìm hiểu chi tiết nội dung của bài viết thay vì cần hiểu ý chính, thông tin câu hỏi có sẵn trong bài hoặc những đáp án lựa chọn cho sẵn. Ta lấy thông tin ta CẦN chứ không phải lấy thông tin ta CÓ mà :D
Không được dành quá nhiều thời gian cho tìm hiểu, phán đoán ý nghĩa của từ vựng thay vì hiểu ý chính của câu và của đoạn để tìm ra ngay đáp án phù hợp.
Nên lựa chọn câu hỏi và đáp án phù hợp với nội dung để hoàn thành, không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu hỏi.
Tuyệt đối không được đọc lướt ý của câu hỏi mà không chú trọng vào nghĩa phủ định của các từ, dẫn đến việc hiểu nhầm nội dung câu hỏi. Những dạng câu hỏi này hay xuất hiện phần phủ định ở cuối câu dùng với liên từ.



Một điều nữa mình muốn chia sẻ thêm: khi làm đề trong sách nếu ko thấy hay thì cũng đừng cố quá hoặc chỉ tập trung vào phần hay của sách thôi để tiết kiệm time. VD như quyển 4 cloze test cũng ổn nhưng bài đọc rất dễ hay quyển 2 phần multiple choice rất hay.....hãy là người “tiêu dùng” thông thái nhé :D



Tóm lại mấy cái đoạn dài dài trên kia quy cho cùng công thức là: Làm bài nghiêm túc => Xem kĩ lại lỗi sai => Ghi chép đầy đủ. Và học bài. :))



Cái này mình nghĩ chắc ai cũng biết và cũng ko có gì mới mẻ.Nhưng để thực hiện cái công thức kia cũng ko hề dễ bởi sẽ cần rất nhiều sự kiên trì, bền bỉ để duy trì nó DAY BY DAY. Lúc thấy mình bị down, chán nản, mệt mỏi và cả sợ hãi muốn buông xuôi tất cả. Thế nên hãy chuẩn bị 1 tâm lý thật vững vàng, 1 trái tim đầy nhiệt huyết và cả sự tin tưởng vào bản thân để học TA thật tốt nhé. Mỗi lúc bị down xuống vậy hãy đặt tay lên trái tim và tự nhủ: ” Mọi chuyện sẽ ổn thôi” nhé ;-)

 
Scroll to top