Các bước học tiếng anh hiệu quả cho người mới bắt đầu học

Tiếng Anh với nhiều lợi thế về giao tiếp quốc tế nhưng khi bắt đầu học tập, nhiều học viên tự hỏi nên bắt đầu từ đâu?
Để trả lời cho câu hỏi: “Tôi nên bắt đầu học tiếng Anh như thế nào?” bạn hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

1. Học sinh học tiếng Anh từ đầu giống như trẻ đang tiếp cận với thế giới ngôn ngữ một cách chậm rãi. Đầu tiên là học nghe sau đó là nói rồi đến đọc và viết. Luyện nghe tiếng Anh hàng ngày bằng việc nghe các chương trình radio bằng tiếng Anh, xem các kênh truyền hình tiếng Anh, xem phim tiếng Anh và sử dụng các bài học online tiếng Anh;
2. Làm quen với người nước ngoài, trò chuyện với họ;
3. Đọc các câu chuyện thiếu nhi, các mục quảng cáo, bài hát, các nhãn hiệu, bao bì (đương nhiên tất cả đều được viết bằng tiếng Anh);
4. Học từ vựng: Bạn nên có một cuốn sổ tay từ vựng của riêng mình. Trong đó ghi lại tất cả các từ vựng bạn học được và sắp xếp chúng theo trình tự bảng chữ và đặt câu cho các từ đó. Hãy luôn sử dụng từ điển Anh-Anh sau đó mới là Anh-Việt;
5. Hãy thử viết nhật kí bẳng tiếng Anh.
Gia sư tiếng anh Hà Nội
Nếu có cơ hội bạn nên đi thăm quan các nước nói tiếng Anh, ở đó bạn sẽ học tiếng Anh nhanh hơn bởi ở đó bạn sẽ có cơ hội ở với gia đình của người bản xứ lắng nghe họ nói chuyện và có thêm rất nhiều kinh nghiệm sống và văn hóa - yếu tố quan trọng trong việc học tiếng Anh;

Xác định lý do, mục đích và kế hoạch học tập
Trước khi trả lời câu hỏi: “Tôi nên bắt đầu từ đâu?” bạn nên biết rõ: Tại sao bạn muốn học tiếng Anh? Là bởi vì bản thân bạn muốn hay bạn bị tác động bởi một yếu tố bên ngoài khiến bạn có nhu cầu học? Giống như tất cả quyết định khác của cuộc sống, mục đích học tiếng Anh luôn nên xuất phát từ sự yêu thích của bạn. Một khi bạn đã biết được lý do thì việc xác định mục đích là quá dễ dàng. Ví dụ, bạn muốn học tiếng Anh để đi du lịch thì bạn sẽ học chương trình “Survival English”. Mục đích của bạn là học để giao tiếp với người bạn ngữ thì chương trình thích hợp sẽ là “Communicative English”. Nhưng làm thế nào để đạt được mục đích đã đề ra? Lập kế hoạch học tập là bước tiếp theo bạn nên làm. Việc lập kế hoạch trước tiên phụ thuộc vào việc thời gian. Bạn muốn học thành thạo tiếng Anh trong bao lâu? Mỗi bạn chắc chắn sẽ có câu trả lời riêng.

Nếu bạn làm việc 60 giờ một tuần thì việc giành 40 giờ cho học tiếng Anh là điều không thể. Bạn nên bắt đầu bằng quãng thời gian ngắn nhưng phải đều đặn. Thêm vào đò, việc tìm ra công cụ hỗ trợ cho bạn học tiếng Anh hiệu quả cũng là một thách thức nhưng không phải là quá khó. Các chương trình truyền hình, đài phát thanh, các bộ phim chiếu rạp, CD, VCD, VDV? hay trực tuyến? hãy chọn cho mình công cụ hiệu quả nhất. Sau khi đã học được một vài tuần bạn hãy điều chỉnh kế hoạch sao cho hợp lý nhất và cứ thế làm theo.
Gia sư tiếng anh Hà Nội
Dưới đây là một kế hoạch tham khảo cho tuần học tiếng Anh đầu tiên của bạn:
- Chủ nhật: Đọc truyện tiếng Anh trẻ em, làm bài tập, tổng kết lại các câu chuyện;
- Thứ hai: Viết một bài về kì nghỉ cuối tuần và kiểm tra lại lỗi chính tả;
- Thứ ba: Học giới từ chỉ địa điểm;
- Thứ tư: Học các cụm từ thường gặp trong giao tiếp qua điện thoại. Viết một đoạn hội thoại ngắn rồi luyện tập với người thân;
- Thứ năm: Ôn tập các giới từ chỉ địa điểm. Luyện các từ vựng chỉ đồ đạc trong nhà;
- Thứ sáu: Nghe một tiếng các chương trình phát thanh bằng tiếng Anh. Chỉ nghe, không viết;
- Thứ bảy: Ôn tập lại các từ vựng học tiếng Anh trong tuần. Cố gắng viết một câu chuyện đơn giản và sử dụng các từ đã học

Học đều cả bốn kĩ năng
Hầu hết các học viên đều muốn giao tiếp bằng tiếng Anh một cách thành thạo và nếu điều này thành công thì lúc đó bạn phải là người học đều 4 kĩ năng chính: nghe, nói, đọc, viết. Chỉ thành thạo một trong bốn kĩ năng sẽ không giúp ích gì cho bạn được. Bạn phải đọc tốt trước khi muốn viết tốt và nghe tốt trước khi nói tốt.

Bốn kĩ năng này được phân làm hai nhóm:
Đầu vào:
· Nghe (thông qua tai)
· Đọc (thông qua mắt)
Đầu ra:
· Nói (thông qua miệng)
· Viết (thông qua tay)
Gia sư tiếng anh Hà Nội
Đầu tiên bạn hãy hoàn thành phần đầu vào, sau đó là đầu ra. Trước hết bạn hãy học nghe, hãy nghe câu hỏi người khác đặt cho bạn. Sau đó bạn mới học nói và trả lời các câu hỏi đó. Trước hết hãy đọc lá thư người khác viết cho bạn sau đó đến lượt bạn viết lại. Đó là những ví dụ minh họa cho sự giao tiếp.
Đầu vào và đầu ra của các kĩ năng này không nhất thiết phải đi theo một trình độ nhất định. Bạn có thể nói trước hoặc viết trước vì trong quá trình giao tiếp, đối tượng thực hành ngôn ngữ cùng bạn sẽ sử dụng các kĩ năng còn lại. Đó chính là lý do giải thích cho việc vì sao bạn nên học đều cả bốn kĩ năng để giao tiếp thành công. Mỗi một kĩ năng lại có những kĩ năng khác nhỏ hơn kèm theo mà bạn cũng cần phải lưu ý. Ví dụ như phát âm là một loại nằm trong kĩ năng nói. Chính tả là kĩ năng giúp bạn đọc hiểu và viết tốt hơn. Ngữ pháp và từ vựng cũng là kĩ năng hỗ trợ nhiều cho viết. Từ việc học tốt các kĩ năng nhỏ này sẽ giúp bạn phát triển và nâng cao các kĩ năng tổng quan hơn.

Chúc các bạn khởi đầu thành công!
Gia sư tiếng anh Hà Nội

Dạy tiếng anh cho trẻ em, học sinh lớp 1 như thế nào hiệu quả hướng dẫn của gia sư tiếng anh Hà Nội

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu đó, một số trường tiểu học bắt đầu dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 1. Bên cạnh niềm vui con mình tiếp cận với tiếng Anh từ nhỏ, phụ huynh cũng lo lắng dạy con học tiếng Anh ở nhà như thế nào cho tốt.

Trước tiên, cha mẹ cần trang bị cho mình một chiếc máy kim từ điển: Anh - Việt, Việt - Anh, có phần phát âm, chúng ta có thể nhanh chóng tra từ và biết luôn cách phát âm của từ này, và bắt đầu hành trình dạy trẻ.

Khi dạy trẻ, chúng ta cần tập cho trẻ phản xạ bằng tiếng Anh, không nên sử dụng tiếng Việt trong quá trình dạy tiếng Anh vì sẽ gây cản trở trong việc cảm thụ ngôn ngữ thứ hai của trẻ và tạo một thói quen xấu cho trẻ khi nói tiếng Anh.

Ví dụ như chúng ta cầm trái táo lên và dạy trẻ “apple” chứ không nên hỏi trẻ “apple là gì?”, khi chúng ta thấy 1 con chó chạy ngang chúng ta dạy trẻ là “dog” chứ không nên hỏi trẻ “dog là gì?”…

Cha mẹ nên tạo không khí học tiếng Anh một cách tự nhiên, không ép trẻ học một cách khuôn mẫu. Có thể dạy tiếng Anh lúc trẻ đang chơi và tham gia chơi cùng trẻ một số trò chơi đơn giản như mua hàng siêu thị: chúng ta viết tiếng Anh lên giấy và dán vào đồ chơi của trẻ “airplane – máy bay, tree – cây xanh, train – tàu lửa”… Rồi bắt đầu dạy trẻ mua đúng món mà cha mẹ yêu cầu. Chúng ta cũng có thể cho trẻ xem CD bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em.

Cha mẹ không cần lo lắng khi chưa nắm được ngữ pháp trong tiếng Anh vì chương trình tiếng Anh lớp 1 chỉ chú trọng dạy từ vựng cho trẻ mà thôi. Chúng ta có thể bổ sung kiến thức này bằng nhiều hình thức khác nhau như: học thêm buổi tối, học trên internet, đọc sách…, nhưng chúng ta cần phát âm cho đúng ngay từ đầu vì thói quen phát âm sai rất khó chỉnh lại.

Ngoài ra, cha mẹ có thể mua bộ tranh ảnh có viết chữ tiếng Anh dưới mỗi hình vẽ. Ví dụ, chúng ta chỉ vào bức ảnh có vẽ con heo và từ “pig”, chúng ta tra vào kim từ điển xem từ đó đọc như thế nào và cho trẻ nghe và bắt chước đọc lại theo máy. Như vậy chúng ta không sợ dạy trẻ đọc sai.

Khi trẻ tiến bộ hơn một chút, chúng ta sẽ mua Picture card (thẻ từ vựng tiếng Anh có tranh vẽ kèm theo), một mặt in hình các đồ vật, con vật, hoa quả, một mặt in từ tiếng Anh. Chúng ta bắt đầu chơi trò chơi kiếm đồ vật, con vật, hoa quả. Ví dụ cha mẹ nói “cat” và con kiếm hình con mèo. Khi trẻ chỉ đúng thì chúng ta lật ra phía sau hình cho trẻ thấy chữ “cat” và dạy trẻ phát âm lại lần nữa.

Chúng ta cần tập thói quen cho trẻ sử dụng tiếng Anh mỗi ngày để “mưa lâu thấm đất”. Ví dụ, sáng chuẩn bị đưa trẻ đến trường chúng ta nói “let’s go” nghĩa là "chúng ta hãy đi nào". Khi đến trường chúng ta chỉ vào trường học và nói “school”, sau đó nói với trẻ “goodbye” nghĩa là "tạm biệt". Và cứ như thế, trẻ sẽ thành thạo tiếng Anh và có cảm giác thích thú vô cùng khi nhận biết mọi sự vật xung quanh bằng tiếng Anh.

Trên đây là một số phương pháp giúp cha mẹ tự tin trong việc dạy con trẻ môn tiếng Anh lớp 1, chúc các bậc phụ huynh thành công trong việc giáo dục tiếng Anh cho trẻ.

Phương pháp học Tiếng Anh tốt nhất cho trẻ em

Trước hết, phải nói qua về phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất hiện nay.


Hiện nay cái phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả nhất mà hầu hết tất cả các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản ngữ dạy là cái phương pháp gọi là immersion language teaching, hay còn gọi là content-based,

Cách dạy này với 2 nguyên tắc chính:

+ 1. Ném trẻ con vào môi trường ngôn ngữ đó và nó sẽ tự xoay xở;

+ 2. Dạy nội dung qua ngôn ngữ, tức là cái focus không phải ở ngôn ngữ mà là ở nội dung mà ngôn ngữ đó truyền tải.

Học sinh ta ngày xưa học ngoại ngữ trong trường học chắc đều nhớ là bao giờ cũng có mẫu câu, phải thuộc cái mẫu câu đó rồi sau đó thì biết là dùng trong trường hợp nào, đúng không? Chúng ta toàn học theo cách đó, và bây giờ trong các trường người ta vẫn dạy cách đó, nên trẻ con học hết cấp III rồi vẫn chẳng thốt lên được một câu để giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.

Với cách dạy immersion language teaching, trẻ con sẽ được giới thiệu với topic, học xung quanh topic đó một cách tự nhiên và ngôn ngữ thì tự nó thấm vào một cách tự nhiên. Nôm na nó là như thế, nên chúng nó không phải băn khoăn là à, bây giờ thế này thì phải nói thế nào nhỉ, như người lớn chúng ta học ngoại ngữ vẫn thường phải thế.

Lời khuyên:

Vì vậy, khi chọn chỗ học ngoại ngữ cho con mà các bố mẹ thấy cô giáo dạy kiểu như là: Apple là quả táo, các con nhớ chưa, thì xin bố mẹ hãy tránh ra xa, các con sẽ có một đống từ lộn xộn trong đầu và có thể biểu diễn được cho bố mẹ biết là apple là quả táo, banana là chuối nhưng vô hình chung là khả năng ngôn ngữ của các con đang bị kìm hãm đấy, sẽ giải thích rõ hơn vấn đề này sau.

Các nguyên tắc học ngoại ngữ chính:

1. Học càng sớm càng tốt.
Tiểu học là 1 giai đoạn rất quan trọng để học tiếng Anh. Đó là bởi vì đây được coi là giai đoạn đầu tiên bé tiếp cận với 1 ngôn ngữ mới (thông thường các trường bắt đầu dạy tiếng Anh cho bé từ lớp 3). Với các mẹ cho con đi học tiếng Anh từ những năm 3-4 tuổi thì rất tốt rồi nhưng với các mẹ ko có thời gian và điều kiện cho bé học tiếng Anh từ khi còn học mẫu giáo thì việc các bé học tiểu học mới bắt đầu học tiếng Anh phải thực sự được quan tâm.
Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi... Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.

2. Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:

Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn, và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố...Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.

3. Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải.

Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.

4. Học ngoại ngữ phải kiên trì:

Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid, tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: mưa lâu thấm dần, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích...Mỗi đứa trẻ phát triển rất riêng mà, có đứa mới đi học đã thao thao, có đứa chẳng nói gì. Nhưng bạn yên tâm, nếu vứt nó vào môi trường phải sử dụng tiếng Anh, nó sẽ bật ra. Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.

5. Học Tiếng Anh phải chuẩn ngay từ đầu:

Accent (giọng đọc ) không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing... nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm. Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt: trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì

+ Họ không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ;

+ Họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp;

+ Khả năng tạo fun của họ vẫn kém người nước ngoài!!!

Tóm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất. Giáo viên nươc ngoài dạy cho Trẻ em vẫn hay hơn.

6. Học dưới nhiều hình thức:

Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài...Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: Vì những lí do sau:
+ Khi xem phim, trẻ phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người.
+ Học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như pooh hay barbie, hay strawberry shortcake, hay totally spices đang chiếu trên disney channel, nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới.
+ Máy tính và internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó, và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì các bố mẹ biết rồi.
7. Điều không nên làm:
Đừng bao giờ hỏi con quả táo bằng tiếng Anh là gì con nhỉ nhé. Điều tối kỵ đấy. Thay vào đấy, cầm quả táo lên và hỏi: What is this?
Hy vọng những thông tin trên bổ ích. Các bố mẹ có nhiều kinh nghiệm hay thì cùng chia sẻ nhé.
Gia sư tiếng anh cho trẻ em dạy tại nhà sưu tầm và biên soạn.

Để học giỏi tiếng anh không hề khó

Chủ tịch CLB tiếng Anh của trường đại học chỉ sử dụng toàn tiếng Anh RMIT Việt Nam là một anh chàng khá lạ lùng: Chăm học, giỏi võ, đồng thời lại là chủ xị của hầu hết các hoạt động trong trường.

Bạn tiếp xúc tiếng Anh lần đầu tiên vào thời điểm nào? Đâu là bước đệm để từ một người xài tiếng Anh "ba chớp ba nhoáng" trở thành một kẻ nói tiếng Anh "như gió"?

Mình biết đến tiếng Anh khi còn học lớp 1 hay lớp 2 gì đó, người đầu tiên dạy cho mình bặp bẹ những chữ đầu tiên là mẹ. Mình còn nhớ chữ đầu tiên mà mình học được là "apple", bởi thời điểm đó mình thích ăn táo nhất.

Từ thời điểm đó cho đến hết lớp 12, tiếng Anh mình rất xoàng chỉ ở mức trung bình, không đến đâu. Kể từ lúc xuống Sài Gòn, nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai nghề nghiệp thêm vào đó không có IELTS 6.5 hay TOEFL 580 trở lên thì không thể nào tham gia hình thức du học tại chỗ ở RMIT Việt Nam, do đó mình đã quyết tâm theo đuổi TOEFL. Vốn tiếng Anh của mình được nâng lên từ đó.

Nhiều người bảo, để giỏi tiếng Anh thì nên đến các trung tâm ngoại ngữ "xịn" để học. Người khác lại bảo phải chịu khó ra khu phố Tây để "luyện" với Tây ba lô. Người khác nữa thì bảo chịu khó xem phim hoặc xem ti vi, nghe đài phát thanh… bằng tiếng Anh. Cuối cùng thì bí quyết của bạn nằm ở đâu?

Tất cả những điều bạn nói đều đúng và tốt nhất là nên kết hợp tất cả. Thật ra bí quyết của chính mình nằm ở hai chữ "siêng năng" và "trải nghiệm". Xem phim bằng tiếng Anh, nghe nhạc bằng tiếng Anh, thậm chí lúc làm việc nhà cũng bấm cho máy chạy không không để giúp nâng cao kỹ năng nghe và nói. Bởi lúc đó, nghe đối với bạn có thể trở thành quán tính nhờ đó bạn nói tiếng Anh có phần giống người bản xứ hơn. Luyện nói nhiều sẽ giúp bạn nói lưu loát và mạnh dạn hơn.

Đọc báo tiếng Anh nhiều để nâng cao kỹ năng đọc hiểu cũng như gia tăng vốn từ vựng. Ngoài ra, học tiếng Anh không chỉ tại trường lớp mà còn qua tất cả những giao tiếp thông thường hằng ngày với thông điệp bạn không thể học tiếng Anh liên tục trong 5 tiếng đồng hồ nhưng bạn hoàn toàn có thể "luyện phim" Mỹ trong 5 tiếng đồng hồ.

Bạn có học ngoại ngữ phụ nào không? Theo bạn, liệu rằng giỏi tiếng Anh thôi thì đã đủ chưa, hay cần phải rèn luyện thêm nhiều ngoại ngữ khác nữa?

Biết càng nhiều ngoại ngữ thì càng tốt. Nếu có điều kiện thì mình sẽ tìm hiểu thêm tiếng Trung Quốc hoặc Nhật. Gia nhập WTO, tiềm năng từ các đối tác đến từ các quốc gia trên là rất lớn. Hơn nữa một khi đã có quá nhiều người thông thạo tiếng Anh, thì biết thêm ngôn ngữ khác chính là một lợi thế cạnh tranh của các bạn để được tuyển vào các vị trí "béo bở" tại các doanh nghiệp. Nếu không có điều kiện thì chỉ đầu tư thật tốt cho tiếng Anh cũng đủ rồi, lúc đó là dù không có chiều rộng (nhiều ngoại ngữ) ta cũng đã có chiều sâu (tiếng Anh thật giỏi).

Nếu tôi đã từng giỏi tiếng Anh, mà lâu quá không dùng, quên gần hết, làm thế nào để "hồi phục" lại?

Thật ra, theo mình nghĩ đã là kiến thức ngấm vào đầu thì không mất đi được. Tình huống bạn đặt ra cũng như vốn tiếng Anh của bạn đã bị "ngủ quên" và nhiệm vụ của bạn là làm sao để "đánh thức" nó dậy.

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin toàn cầu như ngày nay, chúng ta luôn có cơ hội và điều kiện để tiếp xúc với tiếng Anh: đọc báo tiếng Anh để trau dồi kiến thức và cập nhập tin tức, xem phim và nghe nhạc bằng tiếng Anh, bạn cũng có thể sử dụng voice chat để được giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản ngữ.
Ngại giao tiếp tiếng anh là một điều mà nhiều bạn đang mắc phải có đúng không? Khi bạn thấy người nước ngoài, bạn có đủ tự tin để nói chuyện với họ không? Để ta tự tin nói chuyện, một số kinh nghiệm cơ bản này sẽ giúp các bạn tự tin nói chuyện với người nước ngoài hơn đấy.
1. Bạn nên học NGHE trước, NGHE bằng lỗ tai chứ không NGHE bằng mắt.
Có nghĩa là bạn phải nghe dù không hiểu, luyện cho lỗ tai mình phải nghe cho ra từ, câu. Không xem đáp án trước. Nhằm giúp chúng ta có thể luyện NGHE như thế, bạn có thể nghe khi bạn đang làm việc khác. Hoặc đang thư giãn, thay vì nghe nhạc tiếng Việt hay tiếng Hàn, bạn nên nghe nhạc Tiếng Anh.
Tuy nhiên, để chúng ta không bị mất nhiều thời gian luyện nghe, chúng ta có những bài tập luyện nghe như ” NGHE đánh trắc nghiệm” ” NGHE điền từ” ” NGHE trả lời câu hỏi”” NGHE viết ra” ” NGHE lồng phụ đề”
2/ Bạn nên nghe những tài liêụ Tiếng Anh thật, không phải trong sách giáo khoa.
Có nghĩa là muốn học giao tiếp thì nên nghe những mẫu đàm thoại trong các đoạn phim, chỉ cần load về 1 bộ phim mình thích, rồi nghe và xem hoài.
3/ Phải học thật sâu, phải nghe 1 bài hàng triêu lần.
Thậm chí người bản xứ, học cũng phải học như vậy. Họ đã nghe số lượng câu để giao tiếp hàng ngày từ trong bụng mẹ, khi họ chưa hiểu gì hết, đến khi sinh ra họ cũng phải nghe như thế đến khoảng 4,5 tháng mới hiểu rôì làm theo, 8 tháng đến hơn 1 năm mới bập bẹ nói từng chữ.
Các bạn có nhận thấy quá trình học tiếng Việt của chúng ta cũng như thế không ?
Vậy số lần chúng ta nghe những từ, những câu đó, chắc chúng ta không thể đếm được, đúng không các bạn.
4/ Phải học cụm từ hoặc học cả câu, không bao giờ học từng từ riêng lẻ
Cách học này giúp bạn nhớ lâu hơn khi sử dụng được cụm từ hay câu đã học được.
Ngoài ra khi dùng ta không cần suy nghĩ lâu để ráp lại thành câu. Đó là yêu cầu trong giao tiếp vì không có nhiều thời gian cho bạn suy nghĩ khi giao tiếp.
5/ Không học quy luật ngữ pháp Tiếng Anh.
Vì sao ? vì khi ta học quy luật ngữ pháp có nghĩa là ta đang phân tích Tiếng Anh. Ta chỉ cần biết nó như thế và chấp nhận một cách tự nhiên không cần biết tại sao .
Ví dụ : He goes to school everyday but I go to school everyday.
Yesterday, he went to the zoo and Yesterday, I went to the zoo.
Hãy chấp nhận thế, đừng thắc mắc tại sao, hãy học rôì áp dụng thế thôi.
Vậy các bạn sẽ hỏi làm sao có thể biết các quy luật ngữ pháp đó. Hãy xem xét phần số 6
6/ Hãy học các qui luật ngữ pháp Tiếng Anh từ những câu chuyện.
Bạn nên đọc chuyện tiếng Anh, loại truyện bạn thích.
7/ NGHE và đáp lại, đây là phương pháp luyện phản xạ khi giao tiếp
Học giao tiếp không nên nghe và lặp lại, vì khi giao tiếp là Nghe và Đáp, chứ có bao giờ ta cần phải lặp lại nguyên văn lời người khác nói đâu. Học bằng cách nghe và đáp lại sẽ dễ dàng cho chúng ta rất nhiều.

Bật mí với các bạn nhé: Dù chúng ta có nói một cách thiếu chính xác, thì người nước ngoài vẫn hiểu được ý nghĩa câu nói của mình đấy. Vì thế bạn đừng ngại và cố gắng nhé. Con đường thành công không trải hoa hồng đâu các bạn ạ!!!
Gia sư tiếng anh Hà Nội sưu tầm nguồn internet.

Gia sư tiếng anh giao tiếp: "Học tiếng anh giao tiếp không hề khó"

Hiện nay khi nhu cầu học tiếng anh giao tiếp ngày càng cao thì thông tin thắc mắc mà gia sư tiếng anh giao tiếp cũng nhận được nhiều. Nhiều bạn thắc mắc không biết việc học tiếng anh giao tiếp có khó không? các bước học thế nào? Hôm nay gia sư tiếng anh Hà Nội xin chia sẻ bài viết.

Định nghĩa căn bản tiếng Anh dựa trên khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn. Nghĩa là, một người khi sử dụng tiếng Anh ở mức độ cơ bản nhất phải hiểu và làm được những điều cơ bản sau:

Thứ nhất, khi sử dụng tiếng Anh, bạn phải hiểu rõ khi giao tiếp thông điệp gồm đến 3 phần:
7% là từ vựng và ngữ pháp.
38% là cảm xúc ở khoảnh khắc lời nói được thốt ra.
55% là ngôn ngữ cơ thể.

Thứ hai, bạn cần hiểu rõ giao tiếp KHÔNG CHỈ gồm nghe và nói. Bạn nghĩ mình sẽ có bao nhiêu cơ hội gặp mặt và nói chuyện trực tiếp với người nước ngoài? Và mỗi lần như vậy, bạn nói chuyện được với bao nhiêu người ? Tôi nghĩ là không nhiều lắm. Có thêm khả năng viết tốt, bạn có thể trao đổi và truyền tải thông điệp của mình đến toàn thế giới, giao tiếp với hàng ngàn người nước ngoài khác nhau qua email, diễn đàn, facebook, blog… Mặt khác, khi bạn đọc tốt, bạn cũng sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ cực kì hữu ích được thế giới chia sẽ qua những bài viết, sách vở, website…chứ không chỉ qua lời nói.

Những lợi ích của việc hoc tieng anh giao tiep co ban

Học tiếng Anh có rất nhiều mục đích, và mỗi người lại có một lộ trình cho riêng mình trên con đường làm chủ thứ ngôn ngữ quốc tế này. Tuy nhiên, nhiều người quá nóng vội để kiếm cho mình một tấm chứng chỉ IELTS, TOEIC hay TOEFL mà quên mất rằng việc học tiếng Anh giao tiếp cơ bản là một bước nền bắt buộc và cần thiết.

Hơn nữa, học tiếng Anh là một lộ trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ của người học, chính vì vậy mà việc khởi động với những kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn tìm thấy cảm hứng cho việc học, để tránh được tình trạng chán nản và bỏ cuộc giữa chừng.

Vậy phải bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp cơ bản từ đâu ?

Câu hỏi cũng sẽ chính là câu trả lời dành cho các bạn. Hãy bắt đầu học từ những thứ « cơ bản » và đơn giản nhất, điều quan trọng là bạn phải tìm được cảm hứng với tiếng Anh ngay từ ban đầu, đó sẽ động lực lớn nhất để bạn học tiếp lên.

Những việc đơn giản bạn có thể làm như :
Nghe nhạc, xem phim, xem các chương trình truyền hình bằng tiếng Anh. Bắt đầu với những chương trình có sub tiếng Việt, rồi nâng dần lên các chương trình sub tiếng Anh, và không cần sub. Hãy để mình thật thoải mái, vì học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng là một quá trình bắt chước và sao chép, nên những việc tưởng chừng như đơn giản lại giúp ích cho mình rất nhiều.
Cố gắng dùng tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Học thuật hơn một chút, hãy bắt đầu học với những tài liệu tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Bạn có thể dễ dàng search và tìm thấy rất nhiều những gợi ý trên mạng.
Tìm một người bạn đồng hành, có thể là một người bạn cùng học với bạn, nhưng tốt hơn là một người đã có trình độ tiếng Anh tương đối tốt để có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên về lộ trình học tập.

Hoặc đơn giản hơn nữa, hãy tìm cho mình một trung tâm tiếng Anh, sẽ không tốn quá nhiều chi phí cho một khóa tiếng Anh giao tiếp cơ bản để bạn có thể bắt đầu làm quen và « khởi động » bản thân. Môi trường học tập với nhiều bạn bè và giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn rất nhiều.

Một trong những khó khăn của người học tiếng Anh giao tiếp là khi nói tiếng Anh là không thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, rõ ràng, và dễ hiểu. Bạn có ý tưởng trong đầu, và ý tưởng đó cần được nói ra kịp lúc,thế nhưng, bạn không thể tìm ra cách diễn đạt ngay lúc cần nói. Vậy, làm thế nào để có thể diễn đạt ý tưởng của mình một cách thoải mái, lưu loát và tự nhiên nhất? Không khó.

Thứ nhất, hãy tập suy nghĩ bằng tiếng Anh giao tiếp. Phần lớn người Việt có thói quen suy nghĩ trước bằng tiếng Việt, sau đó dịch ra tiếng Anh trong đầu rồi mới nói. Tuy nhiên, cách này rất mất thời gian và có nhược điểm tai hại là khiến cho câu nói của bạn thiếu tự nhiên. Nếu bạn có thể suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh rồi nói ngay thì sẽ tốt hơn nhiều. Hãy nhớ: Không sợ sai! Ban đầu bạn có thể nói sai, nói vấp, nhưng sau đó bạn có thể tự sửa và điều chỉnh lại. Lấy ví dụ, bạn gặp một cô gái đẹp, và muốn khen là: “Cô ấy đẹp quá”. Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi mới chuyển ngữ sang tiếng Anh thì câu nói của bạn sẽ như thế này: “She is so beautiful” hay “She is such a beautiful girl”. Về ngữ pháp thì không sai, nhưng người bản ngữ sẽ không nói như vậy. Nếu bạn suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh và nói ngay thì có thể sẽ là: “How beautiful she is!” hoặc “What a beautiful girl!”. Tự nhiên hơn nhiều phải không bạn?

 
Scroll to top